Câu mà học sinh lớp 12/5 nghe thầy Triệu nói nhiều nhất chính là “Dù làm gì cũng phải tỉnh táo. Mốt các em lớn lên rồi sẽ hiểu tỉnh táo là phép màu duy nhất giành chiến thắng.”
Và với tư cách là một giáo viên, ông thật sự đã làm được điều đó.
Ở tầng hầm, mỗi lần đôi mẹ con nọ rời đi trở trên, ông đều áp sát vào tường, lắng nghe cuộc trò chuyện của hai người. Ông không kích động họ, thay vào đó luôn tỉnh táo giao tiếp.
Hôm nay, Lý Ngọc Quế đi nấu cơm cho người khác, Lý Tầm đi học, nhà không có ai.
Trước mặt họ ông không hề cử động dẫu là một mảy, song khi họ vừa rời đi, ông bắt đầu cố gắng vùng vẫy. Một mặt nhằm hoạt động toàn thân giúp máu lưu thông, mặt khác để dây thừng nới lỏng.
Lý Ngọc Quế không có kinh nghiệm bắt cóc người, dù rằng bà kiểm tra dây trói mỗi ngày thì vẫn không biết có những chi tiết nhỏ thay đổi trong này.
Ví dụ như ông gần như không ăn không uống, tinh thần căng thẳng, cơ thể gầy rộc đi rất nhanh. Khi bà kiểm tra dây trói, ông sẽ căng cứng cơ thể từ đó đâm khiến dây trói trông như vẫn căng chặt.
Nếu Lý Ngọc Quế có kinh nghiệm ắt sẽ hiểu rằng ví dù dây trói luôn căng như vậy thì các cơ của người bị trói đã bị hoại tử.
May mắn thay Lý Ngọc Quế không hiểu và thầy Triệu đã cởi được dây trói.
Khi đứng dậy, toàn thân ông hãy còn tê rần nhoi nhói như trước tuy nhiên tình hình thế này đã khá hơn lắm rồi.
Giả như những ngày qua ông luôn không cố gắng tập luyện các bộ phận cơ thể, duy trì sự lưu thông máu, có lẽ bây giờ cơ bắp của ông đã bị hoại tử hơn non nửa.
(P1)
Thầy Triệu vừa cố gắng lấy lại sự kiểm soát cơ thể vừa tiến về phía lối ra tầng hầm.
Hiện tại Bình Thành kiểm soát các mặt chặt chẽ tột cùng, trước đây đâu có như vậy. Hồi ấy quản lý lỏng lẻo hơn, nhiều nhà xây những không gian ngầm như vậy trong nhà.
Tầng hầm vẫn tối om như hũ nút. Ông lần mò lên bậc thang, đếm thầm.
Thời điểm đến bậc thứ 7, ông đưa tay ra sờ vào cánh cửa trong bóng tối. Đúng vậy, không mở được.
Ban đầu dạng tầng hầm này không được thiết kế để giam giữ người vì vậy khi xây dựng người ta đã lắp đặt các biện pháp an toàn.
Một trong số đó là cách mở cửa từ bên trong, tất nhiên, ít người biết khôn cùng.
Thầy Triệu sờ soạng trên cánh cửa một thoáng, hối hả tìm thấy một lớp bảng nhỏ. Ông dừng lại, mở tấm bảng ra, sờ vào thanh kim loại bên trong và bắt đầu từ từ di chuyển nó. Khoảng một hai phút sau, ổ khóa bên ngoài bật mở.
Thầy Triệu đẩy nhẹ cánh cửa nhỏ, ánh sáng xen lẫn tiếng mưa xối xả tràn vào. Trong phòng không có một ai.
Thầy Triệu thở phào nhẹ nhõm, gấp rút chống tay vào cửa hầm và trèo ra ngoài.
- --
Bà lão hàng xóm đang cho những con mèo đang trú mưa trong sân ăn.
Lúc đầu chỉ có một hai con mèo nhưng sau đó không biết bằng cách nào mà tin tức lan truyền, mỗi lần tới giờ ăn đều có cả một bầy mèo đến chờ.
Bà lão không hề phiền hà thậm chí còn thường xuyên nói với mọi người rằng mèo cũng có trí thông minh, biết ai tốt ai xấu.
Những con mèo hoang được bà lão cho ăn đến nỗi béo tròn, đang say sưa chén ngấu nghiến.
Đột nhiên, một con mèo Li Hua lông dài ngẩng đầu lên, dựng đứng lông toàn bộ cơ thể, nhìn chằm chằm vào căn nhà bên cạnh.
Ngay sau đó mấy con mèo bên cạnh cũng xù lông theo. Thậm chí còn không ăn nữa.
Bà lão cảm thấy hơi lạ, là chuyện gì vậy? Trong nhà Lý Ngọc Quế có chuyện gì sao? (P2)
Bà ấy đưa đầu tới cửa sổ.
Chợt một khuôn mặt người xuất hiện bên trong làm bà lão giật mình lùi lại.
Thầy Triệu trèo ra khỏi tầng hầm mới phát hiện ra cửa ngoài bị khóa trái, cửa sổ thì lắp lưới chống trộm.
Hoàn toàn không thể ra ngoài.
Ngay lúc đó một người phụ nữ lớn tuổi xuất hiện trước mặt ông. Thầy Triệu mừng rỡ khôn cùng.
“Bà ơi! Bà ơi!”
Bà lão giật mình, may mà bà không quay lưng bỏ đi còn tiến lại gần, nheo mắt nhìn.
Thầy Triệu nói vội vàng: “Bà ơi, mau báo cảnh sát! Báo cảnh sát!”
Khu vực họ ở không thể tính là khu dân cư, chỉ có hai tòa nhà, vì nó gần trường học nên chủ yếu được phụ huynh đưa con đến đây ở.
Ban ngày trẻ con đi học, người lớn đi làm.
Bà lão nheo mắt, gật đầu, đáp: “Cậu đừng lo, tôi gọi cảnh sát ngay.” Bà lão thật sự lấy ra một cái điện thoại di động.
Thấy bà ấy gọi điện thật, thầy Triệu thở phào nhẹ nhõm.
Bà lão nói với người ở đầu dây bên kia: “Các anh đến nhanh lên, nhà bà Ngọc Quế có một người đàn ông.”
Bà lão nhìn thầy Triệu rồi bổ sung một câu: “Tôi nghi là trộm, cảnh sát các anh đến nhanh lên.”
Nghe vậy, tuy hơi bất lực nhưng thầy Triệu cũng bỏ đi lòng đề phòng. Ông đi vào nhà bếp, khi đã an toàn thì con người ta luôn nghĩ đến chuyện giải quyết đói khát trước đã.
Rất nhanh ông lại nghe thấy tiếng bà lão gọi người bên ngoài.
“Con dâu à, con về đi, hình như con có chìa khóa nhà họ đúng không? Trong
nhà Ngọc Quế bị trộm vào rồi, mẹ đã báo cảnh sát.” Thầy Triệu gấp rút sán lại xem.
Tim ông thắt lại.
(P3)
Thầy Triệu không có nhiều bạn bè, hầu hết thời gian ông toàn ở trường. Những năm qua, ông luôn sống trong ký túc xá của giáo viên, không có nhà riêng, chân chính xem trường học là nhà mình.
Cho nên ông quen tất cả mọi người trong trường lắm, kể cả người lao công.
Trước đây công việc vệ sinh ở trường đều do học sinh đảm nhận. Ngoài việc quét dọn lớp học của mình mỗi lớp còn phải chịu trách nhiệm vệ sinh một phần khu vực công cộng. Chuyện này đã bị phàn nàn nhiều lần, cho rằng trường học quá keo kiệt khi bắt học sinh của một trường trung học trọng điểm phải dọn vệ sinh.
Năm ngoái, một người giàu có đã tài trợ cho trường học một khoản tiền lớn với điều kiện duy nhất là học sinh chuyên tâm học tập, không phải làm vệ sinh nữa. Thành thử nhà trường đã thuê những người lao công chuyên nghiệp.
Và người phụ nữ trung niên bên ngoài chính là người phụ trách vệ sinh lớp của họ, các học sinh gọi bà là cô Trương.
Bấy giờ thái độ của bà ấy thân thiện khôn cùng hệt như khi gặp thầy Triệu trong lớp học bèn chào hỏi.
“Thầy Triệu.”
Thầy Triệu cảm thấy một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng lên tận đỉnh đầu. Ông chực một con cá vừa thoát khỏi lưới đánh cá, chưa kịp vui mừng thì lại phát hiện mình không ở trong hồ nước mà đang ở trong bể cá.
Phụ huynh của học sinh ông là người nhà của nạn nhân, còn người lao công lớp học của ông lại sống cạnh nhà người nhà nạn nhân.
Thầy Triệu lập tức cảnh giác cao độ, chạy vào bếp lấy một con dao.
Lúc này cửa đã mở và người phụ nữ cùng với bà lão đi vào. Bà lão vẫn kéo tay con dâu mình, nói: “Con đừng vào, đây là tên trộm, cứ chờ cảnh sát đến.”
Vừa bước vào cả hai đều nhìn thấy thầy Triệu đang cầm dao.
“Thầy Triệu?” Cô Trương – người lao công – nhận ra ngay, “Thầy làm gì ở đây, mọi người bên ngoài tìm thầy muốn điên rồi đấy.”
Thầy Triệu thấy vẻ mặt của bà ấy không như làm tịch, lại nghe bà lão nói: “Con biết tên trộm này à?”
“Thầy Triệu không phải kẻ trộm, chắc chắn là có hiểu lầm gì đó.” Khuôn mặt người phụ nữ trung niên chất phác này tỏ vẻ khó hiểu, “Thầy Triệu, thầy cầm dao làm gì?”
(P4)
Thầy Triệu vẫn không hề lơ là cảnh giác: “Cô có chìa khóa nhà họ, quan hệ của cô với họ không đơn giản là cái chắc.”
Ông không ngốc. Dưới tình huống trong tầng hầm đang giam giữ một người mà cô ta lại dám đưa chìa khóa cho người khác? Chắc chắn là một nhóm.
Ông đã không còn muốn lý luận với bà ấy nữa, không buồn nói thêm về việc mình không phải là kẻ thủ ác bởi vì người ta sẽ không tin.
“Bây giờ tôi đang cầm dao, mấy người hãy ném điện thoại sang đây đi. Tôi muốn chắc chắn rằng mấy người đã báo cảnh sát.” Bây giờ ông thậm chí còn không tin lời bà lão nói mình đã gọi cảnh sát.
“Chờ cảnh sát đến rồi hãy nói chuyện.” Cô Trương sờ vào túi, “Tôi không mang theo điện thoại, mẹ, mẹ đưa điện thoại cho con.”
Bà lão lập tức lắc đầu: “Nếu lát nữa nó lấy điện thoại của mẹ mà chạy mất rồi sao? Điện thoại của mẹ hơn 5,000 lận đấy.”
“Lát nữa cảnh sát đến là hắn chạy không thoát đâu.” Bà lão vẫn không chịu đưa.
Thầy Triệu giơ dao tiến lại gần hai người.
Cô Trương thấy tình hình không ổn lập tức quơ lấy cái băng ghế cạnh cửa rồi quất sang.
Con dao rơi xuống đất trong nháy mắt, thầy Triệu cũng bị đánh trúng.
Cô Trương nhanh chóng rút ra cây roi điện từ sau lưng hạ gục thầy Triệu ngay.
Cô Trương cũng sững sờ, đại khái vì đâu ngờ dễ dàng như vậy. Bà ấy đã chuẩn bị cơ man là thứ, còn chưa kịp dùng đến nữa.
Mọi người thường sợ hãi tột cùng trước cái mác kẻ giết người hàng loạt, những tưởng cái phường này sẽ có sức mạnh phi thường hệt trong phim, khó đánh chết hệt con gián. Song trên thực tế, thầy Triệu lúc này chỉ là một người bị nhốt trong tầng hầm mấy ngày không ăn uống gì, vài nơi trên khắp cơ thể còn tê liệt.
Đừng nói là một người làm công việc vệ sinh vốn đã khỏe mạnh, bây giờ đến cả một đứa trẻ cấp hai cũng đủ sức quật ngã người ta.
Lúc này đây bà lão một mực núp đằng sau đã xồ ra, trên tay không có thứ gì khác thì cầm lấy luôn một đôi giày bên cạnh bắt đầu đánh.
“Mẹ, mẹ đừng đánh nữa!” (P5)
Trước khi bất tỉnh, thầy Triệu nghe thấy đối phương thốt lên: “Mẹ, mẹ đừng đánh nữa, đánh chết người ta sẽ không tìm thấy Bối Bối nữa đâu.”
Khi ấy bà lão mới dừng tay.
Bối Bối? Ông nhớ ra nạn nhân đầu tiên trong vụ án giết người hàng loạt cũng tên là Bối Bối.
Giờ đây thầy Triệu mới thật sự hiểu ra một chỗ mù mờ đúng nghĩa.
Trong một môi trường đầy camera như vậy, làm cách nào ông bị đưa ra ngoài? Vì có một đồng phạm là lao công trong trường.
Có lẽ, có lẽ không chỉ có một đồng phạm thế này! Giả mà có được một người lao công là đồng phạm thì cũng có thể có luôn đồng phạm làm bảo vệ!
Đây là một kế hoạch được vạch ra từ lâu, ông luôn cho rằng do bức ảnh hung thủ trên mạng giống hệt mình, ông luôn nghĩ rằng đối phương chỉ là một người mẹ gây án theo cảm xúc, ông không nghĩ rằng họ dám giết mình.
Giờ đây ông mới hiểu ra, không phải, bọn họ là một nhóm người. Ông cảm nhận được da đầu tê dại.
Một năm trước, đột nhiên có một người giàu có tài trợ cho việc dọn dẹp trường
học của họ, người lao công này bắt đầu làm việc ở trường từ đó. Mỗi tối đối phương đều kéo một chiếc thùng rác lớn nhằm mang rác của trường đến bãi rác bên kia.
Ông đã gặp cô ta vài lần vào buổi tối, hai người còn chào hỏi nhau. Lý Tầm đến lớp ông một năm trước.
Tất cả những điều này đều khớp nhau.
Từ đầu đến cuối ông cứ mãi ở trong phạm vi truy bắt của người ta khốn nỗi chính bản thân ông đâu hề hay biết.