“Thầy,” Lý Tầm cố gắng phá vỡ tâm lý may mắn của đối phương, “Thầy là người thông minh, bây giờ thầy không nên cố thuyết phục em thầy không phải là hung thủ.”
Đối với Lý Tầm, mọi thứ đều có thứ tự ưu tiên, rõ rành việc có phải là kẻ thủ ác hay chăng nào được xếp ở vị trí thứ nhất.
Thầy Triệu hãy còn đau, ông nhìn học sinh này. Một người đàn ông trung niên như ông cũng có những khuyết điểm của riêng mình đó là quá dựa vào kinh nghiệm quá khứ, nhận thức về người và sự vật luôn dựa trên kinh nghiệm quá khứ.
Lý Tầm đã mạnh mẽ xé nát điều ấy.
Ông đã làm mới sự hiểu biết của mình về học sinh Lý Tầm.
Hiện tại con nhóc đã đứng về phía mẹ mình, không có một mảy do dự.
“Em chỉ muốn bảo vệ mẹ em, em không tin thầy ra ngoài sẽ không báo cảnh sát.
Nếu thầy muốn tìm ra chỗ đột phá từ em, thầy nên nghĩ cách theo hướng ‘thầy sẽ không báo cảnh sát".”
Cô nói rất rõ ràng về tình huống của mình khôn cùng mà lại chẳng hề có bất kỳ sự nhượng bộ.
Thầy Triệu ý thức được từ lúc bắt đầu phát hiện ra mình đến giờ, nó chưa từng nói một lời xin lỗi với ông chực như những gì nó đã nói lúc đầu, nó không hề sợ hãi.
Cô nhóc không phải là một học sinh cấp 3 bình thường.
“Mẹ em sẽ về trong khoảng một tiếng nữa. Nếu thầy có cách để em tin tưởng thầy thì đừng bỏ lỡ cơ hội.”
Điện thoại của Lý Tầm phát ra ánh sáng le lói, trong căn hầm vẫn còn mùi khó ngửi, thật chất không khó để kiềm nén cơn đau, mỗi tội đói khát thì có.
(P1)
Ông bặt thinh một thoáng mới thốt lên: “Có thể trước tiên cho tôi ăn chút gì đó không?”
“Chờ em một chút.” Lý Tầm lên lầu, lấy ra vài thanh Snickers được cô mua từ trước.
Thầy Triệu có thể cảm nhận được cô nhóc không có lòng hận thù giành cho ông.
Vị ngọt của sô cô la pha lẫn với vị bùi của đậu phộng đã xoa dịu cơn cáu kỉnh đang xé nát cơ thể ông.
Lý Tầm nói: “Thầy, thầy nên tin em, em chỉ muốn bảo vệ mẹ em, bà ấy đã cho em mạng sống này, cho em cuộc sống hiện tại. Em muốn duy trì cuộc sống hiện tại mà thôi.”
Thầy Triệu ngẩng đầu lên.
“Thầy, thầy chắc hẳn hiểu một cuộc sống bình yên và hạnh phúc quý giá tới nhường nào.”
Dưới sự tấn công liên tục và áp lực tinh thần, thầy Triệu đã chịu thua.
“Chuyện năm đó tôi thật sự không biết.” Thầy Triệu bày tỏ, “Tôi sẽ cho em một
nhược điểm khác về tôi, em có thể dùng nó để kìm hãm tôi. Ví dù chuyện ấy bị lộ ra ngoài, tôi sẽ mất hết danh dự, mất việc làm. Hơn nữa, những tổn thương mẹ em gây ra cho tôi chỉ cần vài ba tháng là đủ sức hồi phục, tôi không đến nỗi chấp nhận đánh mất công việc và danh tiếng, hủy hoại cuộc sống bây giờ của mình vì muốn trả thù một chút thù hận bực ấy.”
Lý Tầm đút cho đối phương thêm một thanh Snickers: “Thầy nói xem.”
Thầy Triệu vội vàng ăn hết, ông chú ý ra có vẻ Lý Tầm không mấy cố chấp trong việc biết đứa bé năm đó ở đâu.
Đây là một tin tốt đối với thầy Triệu, bởi lẽ điều đó chứng tỏ cô nhóc và mẹ mình không cùng một giuộc, mục đích của hai người hoàn toàn khác nhau.
Ăn xong thanh Snickers, thầy Triệu trả lời: “Tôi đã nhận hối lộ từ phụ huynh.” “Chỉ có vậy thôi à?” Lý Tầm lập tức mất hứng.
“Những năm qua tổng cộng đã hơn 100 ngàn.” Thầy Triệu bổ sung. “Chuyện này quá dễ để biện minh.”
“Cái này có thể biện minh ra làm sao?” (P2)
“Vì nhận hối lộ nên chắc chắn không thể chuyển khoản mà phải là tiền mặt. Nếu là tiền mặt thì làm gì để lại bằng chứng? Giả mà thầy ra ngoài rồi thầy chối thì sao đây?”
“Có thể ghi âm. Tôi sẽ viết thư nhận tội cho em…”
“Vô dụng, nếu cảnh sát đến, thầy chỉ cần nói bị ép buộc thừa nhận, vì muốn tự cứu mình nên đã nói dối.”
Thầy Triệu: “Tôi không phải là người như vậy.”
Lý Tầm: “Chúng ta hãy đặt ra một tiêu chuẩn trước, điểm yếu của thầy là dạng phải đủ lớn, phải có bằng chứng, em cầm bằng chứng đó đi tố cáo thầy là thầy sẽ đi tù.”
“Nhận phong bì với số tiền lớn như vậy là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với giáo viên.” Thầy Triệu đáp.
So với cái này?
Lý Tầm: “Mẹ em dính líu đến giam giữ người khác bất hợp pháp còn kèm theo tình tiết tăng nặng là lăng mạ và đánh đập các loại. Ít nhất thầy phải nói ra một sơ hở có khung hình phạt không thua gì điều này, và ví dù em cầm chứng cứ đi tố cáo thầy thì thầy sẽ đi tù. Chỉ khi đó em mới có thể tin thầy, mới thả thầy.” “
Cô nói nghiêm túc: “Em thật sự muốn thả thầy. Mẹ em đã ngần ấy tuổi, em không muốn bà ấy phải đi tù. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta thuộc một phe.”
Thầy Triệu cảm nhận được đối phương có phần sốt ruột, có lẽ là theo thời gian dần trôi, tội danh của mẹ cô nhóc có thể trở thành “bắt giữ trái phép dẫn đến tử vong”.
Trong lòng ông cũng đang đấu tranh, một số điều khi đã giấu kín trong bóng tối sẽ quá khó để thu lại một khi nói ra.
Hơn nữa, ông không chắc liệu con nhóc có thật sự không biết gì về chuyện của mẹ mình hay không, liệu việc muốn có một điểm yếu nhằm bảo vệ mẹ khỏi ngồi tù là thật hay có chăng là một vở kịch của hai mẹ con.
Hai kẻ điên dại ngoài vòng pháp luật rơi vào im lặng.
Trong bóng tối của căn hầm chỉ thấy được ánh sáng từ chiếc điện thoại của Lý Tầm. Cô đang bắt đầu sục sạo thông tin về xi măng trên mạng.
Cô đã trao cho người đối diện quyền chủ động. Thầy Triệu nghiến răng, cuối cùng lên tiếng:
“Tôi đã từng hại chết một học sinh.”
Lý Tầm ngẩng đầu lên, không hề tỏ ra ngạc nhiên hay phê phán khinh bỉ, thay vào đó chỉ nói một câu ngắn gọn: “Em cần bằng chứng.”
(P3)
Mục tiêu của cô được giữ vững hết sức từ đầu đến cuối, cô không quan tâm người trước mặt là hạng người gì.
Lần đầu tiên Thầy Triệu sốt ruột: “Tôi lấy đâu ra bằng chứng cho em, chuyện thế này sao tôi còn giữ lại bằng chứng?”
“Thầy Triệu, bình thường thầy mới là người dạy học, hôm nay đến lượt em dạy
thầy một tiết. Theo luật pháp, nếu không có bằng chứng thì mọi chuyện coi như chưa từng xảy ra.” Sự thật pháp lý không giống với sự thật khách quan.
“Em thấy những hung thủ khác thường có thói quen sưu tầm đồ đạc của nạn nhân hoặc viết nhật ký, thầy không làm những việc đó à?”
“Không.”
Lý Tầm: “Vậy thầy thay một chuyện khác có bằng chứng đi.”
Thầy Triệu nói ra: “Em có thể ghi âm lại những gì tôi nói bây giờ, rồi dùng để đe dọa tôi.”
Lý Tầm: “Sau khi đi ra ngoài thầy hoàn toàn có thể nói do mẹ em đã nhốt thầy ở đây nên thầy đành dùng kế tạm thời nói như vậy nhằm lừa em. Đoan chắc ai cũng tin thôi.”
Thành ra bằng chứng là điều bắt buộc, một bằng chứng không thể chối cãi.
Thầy Triệu im lặng. Ông tưởng đâu vừa nói ra sự thật đối phương sẽ chất vấn ông không ngừng chứ nào có nghĩ tới cảnh vừa nghe được không có chứng cứ, đối phương mất hứng thú ngay.
Cuộc trò chuyện giữa hai người rơi vào bế tắc một lần nữa.
Lý Tầm: “Thầy ở đây mà suy nghĩ thật kỹ đi. Có rảnh em sẽ tìm thầy. Đừng chọc giận mẹ em.”
Cuối cùng cô nói thêm một câu đâm thẳng vào lòng người:
“Thầy cũng biết trên đời có cực nhiều vụ án cả đời không được phá giải. Có lẽ thầy rồi sẽ trở thành một trong số những nạn nhân đó.”
Vừa ra khỏi căn hầm, Lý Ngọc Quế trở về từ bên ngoài, trên người bà mang theo mùi thơm đặc trưng của cây ngải cứu, hơi đắng.
Bà trông mệt mỏi lắm, sự mệt lử về tinh thần đã thể hiện trên thể xác khiến cơ thể như muốn đổ sụp.
Lý Tầm hiểu ra rằng mẹ mình đang bị kìm kẹp.
Người mà bà ngỡ là hung thủ đang ở ngay trước mắt khốn nỗi bà không có cách nào moi thông tin về tăm tích con mình từ người đó.
(P4)
Ngày hôm sau, thứ sáu, tiết hai buổi sáng, trời đột ngột tối sầm, từng tầng mây đen kịt khổng lồ áp xuống.
Cuồng phong thét gào, cả ngôi trường chực như bị cuốn vào tiếng gầm rú của một con quái vật khổng lồ nào đó.
Cả đất trời là một vùng tối tăm, giờ ra chơi được 10 phút, Lý Tầm đã bị bạn cùng bàn kéo chạy ra hành lang.
Hầu như trên khuôn mặt mỗi bạn học đều hiện rõ vẻ phấn khích.
Gió lớn, sấm rền, cả đất trời như đang thổi vang hồi chuông diệt vong, tạo cảm giác tận thế sắp đến.
Các bạn học chạy nhảy trên hành lang, trái tim đập dồn vì sự hủy diệt tới nhanh đầy hưng phấn.
Khi cảm xúc bị kìm nén quá lâu, con người sẽ thích cảm giác hủy diệt điên cuồng ấy.
Đầu óc Lý Tầm vẫn đang suy nghĩ về một vấn đề.
Thầy Triệu nói đến việc đã hại chết một học sinh là sao?
Cô đâu tỏ ra tò mò khi ở tầng hầm vì cô muốn để lại ấn tượng mình chỉ quan tâm đến mẹ còn lại thì thây kệ.
Quan trọng hơn hết là vì đâu một tên sát thủ liên hoàn ngừng gây án?
Đối với dạng sát nhân hàng loạt ở cấp độ này, nếu giữa chừng dừng tay thì hoặc là đã chết hoặc là đã vào tù.
Bọn chúng thu được niềm khoái cảm cực lớn từ việc giết người hệt như cơn nghiện. Việc dừng tay thường do có những yếu tố bất khả kháng.
Hoặc là thể nói, có liên quan đến người học sinh đã chết mà đối phương từng nhắc đến không? Học sinh đó mất vào năm nào? Có trùng khớp với thời điểm đối phương ngừng gây án không?
Lý Tầm nghĩ đến việc mình còn một người khác có khả năng giữ manh mối.
Ở một bên khác, Triệu Tĩnh Chính vừa bước ra khỏi đồn cảnh sát, anh ta như người mất hồn.
Theo lời Lý Tầm, anh ta đã đến gặp cảnh sát và đương nhiên không nói rằng ông bà mình đã mất, thay vào đó chỉ bảo muốn tìm họ.
Cảnh sát đã giúp anh ta điều tra.
Cả hai cụ bà cụ ông ấy đều còn sống.
Ông nội anh ta – ông nội anh ta đang ngồi tù. (P5)
Bà nội anh ta – anh ta đã ghi lại địa chỉ của bà nội. Chuyện này là sao?
Triệu Tĩnh Chính đang núp dưới mái hiên, ngoài trời mưa rào tầm tã và sấm sét như muốn xé toạc đất trời, anh ta cảm thấy như chỉ còn lại mỗi mình mình giữa trời đất.
Trong lúc đang bối rối, điện thoại anh ta reo lên, là Lý Tầm. “Cảnh sát có manh mối gì không?”
Anh ta nắm chặt điện thoại, nhắn tin cho người bên kia để trút hết tâm tình của mình.
“Ba tôi đã lừa chúng ta. Ông bà tôi vẫn còn sống, chẳng qua ông nội đang ngồi tù.”
Tin nhắn của Lý Tầm đến rất nhanh.
“Đừng nghĩ quá phức tạp. Nếu cha em mà đang ngồi tù, em cũng không muốn nói cho con em biết đâu. Chắc chắn cha anh có chỗ khó xử của mình nên mới không nói cho anh biết. Việc quan trọng nhất bây giờ đối với chúng ta là tìm thấy cha anh chứ đừng vướng mắc xem ông ấy có nói dối hay không.”
Lời nói đó lập tức kéo Triệu Tĩnh Chính ra khỏi nỗi lòng đầy tâm trạng. “Em nói đúng, trước tiên tìm thấy ba tôi đã.”
Trên điện thoại của anh ta, tin nhắn thứ hai của Lý Tầm lại đến: “Em đã có chút tiến triển mỗi tội manh mối còn mơ hồ, cần sự giúp đỡ của anh.”
Cảm giác cô đơn giữa trời đất của Triệu Tĩnh Chính tan biến, anh ta vẫn còn một người bạn đáng tin cậy.
“Cái gì cơ?”
“Có phải cha anh từng có một học sinh chết đi không? Anh có biết chuyện không? Em nghe một bạn học nhắc đến. Em đang nghĩ có khi nào việc cha anh mất tích lần này có dắt dây đến chuyện ấy?”
Lý Tầm vừa tấn an cảm xúc Triệu Tĩnh Chính vừa hỏi về chuyện người học sinh, đồng thời gửi tin nhắn cho doanh nhân mà cô đã từng lưu lại thông tin liên lạc.
“Chú Tiền, cháu nghe bạn kể lại là gã còn hại chết một học sinh, vụ việc cụ thể có khả năng cần người bên chú điều tra giúp.”
Giả như muốn nhìn thấu bản chất của sự việc, cách tốt nhất là quan sát từ từng góc độ.