Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 624: Cửa Thần Phù




Chương 624: Cửa Thần Phù

Ngày 10 tháng Chạp hàng năm là Ngày giỗ trận quân Thiên Đức. Chương lấy ngày này hạn định cho cánh Phùng Thanh Hòa phải đánh chiếm được kinh đô xứ mường. Đây cũng là thời điểm nhiều đơn vị dưới sự chỉ huy thống nhất của Triệu Quang Phục, Tư lệnh Quân khu Đông, người trước đó được điều từ mặt trận La thành xuống phía Nam, sẽ t·ấn c·ông Sứ quân Ngô Thiên Sách.

Có nhiều lý do khiến Chương trù trừ trong việc động binh với Ngô Thiên Sách, kể cả lúc quân Thiên Đức dễ dàng chiếm được Sơn Nam Hạ, khiến Sứ quân Lê Cát Bảo phải chịu dưới trướng, làm tướng cho Ngô Thiên Sách thì Chương cũng không chủ đích đánh vào Trường Châu, thủ phủ châu Đại Hoàng. Một trong những lý do chính mà Sứ quân Trường Châu chưa bị t·ấn c·ông nằm ở vị trí địa lý.

Từ thư tịch cũ, Duệ đã từng bảo Chương, Trường Châu là nơi đất trời dựng mà thành, rất hiểm yếu. Bên cạnh đó, Trương Ma Nị, Trịnh Tú, Đinh Điền và Lưu Cơ từ châu Đại Hoàng đầu quân đã cung cấp thêm cho Chương những hiểu biết nhất định về vùng đất ấy.

Địa hình châu Đại Hoàng có dải núi đá vôi xen lẫn với đồi đất chạy theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam, xen giữa là những thung lũng bằng phẳng, sông ngòi chằng chịt uốn quanh. Dãy núi Ba Dội cao chót vót như bức tường thành ngăn cách châu Đại Hoàng với đất Thanh Hoa ở phía Nam. Có thể nói, dãy Ba Dội giữ vị trí trọng yếu, là cổ họng Bắc - Nam án ngữ giao thông bộ. Ngô Thiên Sách chú trọng xây dựng lực lượng thủy bộ trong nhiều năm hòng tính kế dài lâu.

Từ những đặc điểm như địa hình đa dạng, vị trí hiểm yếu, dân cư sinh sống lâu đời, Chương nhận định Ngô Thiên Sách thậm chí còn mạnh hơn binh triều và khuất phục được sứ quân này sẽ giúp Thiên Đức kiểm soát được vùng đất trọng yếu về quân sự.

Binh pháp dạy: Tranh được núi thì thắng, giữ chỗ hiểm thì vững. Ngô Thiên Sách biết điều ấy nên từ bấy lâu nay luôn cắt đặt binh mã giữ dãy Ba Dội phòng mặt Nam. Sau khi Thanh Hoa thuộc về Thiên Đức, Ngô Thiên Sách càng ra sức củng cố các căn cứ như Đồi Ngang, Phố Cát, Đồng Giao… Đặc biệt là cửa Thần Phù, nơi thông ra biển.

Bởi do châu Đại Hoàng trải dài theo hướng Bắc - Nam, nằm hoàn toàn bên bờ hữu ngạn Hát Giang nên Triệu Quang Phục quyết định sẽ t·ấn c·ông cùng lúc hai đầu Nam - Bắc thay vì đánh trực diện vào thủ phủ Trường Châu.

Phía Tây Nam thủ phủ Trường Châu là khu vực cửa biển Thần Phù nằm ở lưu vực thượng nguồn sông Càn là trọng yếu. Sông Càn là đoạn hạ lưu của mấy con sông khác tạo thành ranh giới tự nhiên giữa vùng đồng bằng châu thổ Xích Giang ở phía Bắc với đồng bằng sông Mạ ở phía Nam. Tại khu vực Thần Phù thường xuyên diễn ra các cuộc đụng độ nhỏ giữa thủy quân Thiên Đức và thủy binh Trường Châu do Lê Cát Bảo chỉ huy. Thiên Đức muốn kiểm soát khu vực nhằm nối liền giao thương trong khi Trường Châu muốn ngăn cản việc ấy.



Chương xác định và đặt mục tiêu tiên quyết cho chiến dịch chinh phạt Trường Châu là phải đánh bật các đạo binh quân của Ngô Thiên Sách đang trấn giữ khu vực Thần Phù. Để thực hiện kế hoạch, Chương huy động lực lượng tham chiếm gồm:

Lực lượng đồn trú tại Sơn Nam Hạ với 3 trung đoàn chính quy khoảng 5000 quân thống nhất dưới quyền Trương Văn Long gồm:

Trung đoàn Bộ binh Ninh Hải của Lý Trí Thắng với ba tiểu đoàn 890, 891 và 892 tinh nhuệ, binh sĩ gồm người Ninh Hải, Thủy Đường, Đằng Châu và Tế Giang.

Trung đoàn Bộ binh Kiến Xương gồm ba tiểu đoàn: 173 do Cao Bằng chỉ huy (hàng tướng đất Tam Đái do Hoàng Ngưu đề bạt) 174 của Hoàng Liệt và 175 của Tô Dương Nham, người Đằng Châu. Hoàng Ngưu nắm quyền chỉ huy trung đoàn.

Tiểu đoàn thủy Siêu Loại (phiên hiệu 990) của Đinh Công Tráng, từ bản doanh làng Nguyệt Đức với 500 quân và 25 chiến thuyền, vốn là “quân cúng cụ” hợp với Tiểu đoàn 995 và 996 lấy từ thủy quân Đông Phù Liệt của Nguyễn Từ Minh thành lập Trung đoàn thủy Siêu Loại. Đinh Công Tráng giữ chức Trung đoàn Trưởng, Vũ Bang Hộ làm phó, Phạm Hữu Nhật giữ chân Chính uỷ.

Ngoài lực lượng tại chỗ, Chương điều động Trung đoàn Thủy bộ Thủy Đường dưới quyền Lăng Nhất Trụ tham chiến với ba tiểu đoàn: 167 của Triệu Xa, 168 của Triệu Khánh Chi và 169 của Triệu Tử Thạch. Ba phần tư binh sĩ Thủy Đường gốc người Tống.

Song song với đó, Chương rút Trung đoàn 6 Thần Ngư trực thuộc Lữ đoàn 2, Quân đoàn 1 ở phía Nam về. E Thần Ngư gồm Tiểu đoàn pháo binh Thần Sấm, Tiểu đoàn thủy Kình Ngư, Tiểu đoàn thủy Đằng Châu của Trung đoàn trưởng Cao Lịch và hai cấp phó Đàm Thuận Hy, Lan Ngư phủ.

Bên cạnh đó, Dương Vũ Thư đem Trung đoàn Bộ binh Thái Bình với đầy đủ quân số với các tiểu đoàn 170 của Trịnh Hoàng Sâm, 171 của Hoàng Liệt, 172 của Thịnh Liệt đến hội quân.

Trung đoàn thủy Vạn Ninh với 80 chiến thuyền các loại dưới quyền Trung đoàn trưởng Hoàng Thái Công với ba tiểu đoàn 160, 161 và 162, tổng quân số khoảng 1600 người cũng được điều động từ Ninh Hải đến Sơn Nam Hạ.



Sau cùng, Lữ đoàn Thiết giáp Thiên Đức do Ngô Kình Ngư chỉ huy với hai tiểu đoàn, khoảng 1000 quân, cũng tham chiến. Lực lượng dân binh đảm trách hậu cần khoảng 6000 người, huy động từ Đằng Châu, Sơn Nam Hạ, Tây Phù Liệt.

Như vậy, Triệu Quang Phục có trong tay khoảng 1,3 vạn quân thủy bộ sẵn sàng tham chiến. Mưu sĩ có bọn Tôn Cường, Trần Thiện. Lý Văn Ba sau khoảng thời gian dài ở hậu phương đã có mặt tại tiền tuyến, làm Phó Tư lệnh chiến dịch.

Hỗ trợ mặt Nam cho Triệu Quang Phục còn có Trung đoàn 2 (Hồng Hà) thuộc Sư đoàn 1, Quân đoàn 1 dưới quyền Lý Kế Nguyên, Phạm Sáng và Phương Liệt. Trung đoàn Hồng Hà có ba tiểu đoàn tinh nhuệ: Môn Thôn, Kim Động và Tiểu đoàn 5 (tiền thân là Tiểu đoàn Súng trường) với gần 1500 binh sĩ trang bị súng hỏa mai.

Trong lúc các đơn vị Thiên Đức lần lượt kéo đến Sơn Nam Hạ thì Ngô Thiên Sách chẳng ngồi yên. Lực lượng trấn thủ tại khu vực Thần Phù thống nhất dưới quyền chỉ huy của Lê Cát Bảo. Nguyễn Văn Tài, thủy tướng Trường Châu làm phó. Các bộ tướng chỉ huy thủy quân có Bạch Ngọ, Bạch Quốc, Chu Mẫn Công. Tướng bộ binh có Trịnh Khang, Đặng Đống, Đinh Bộ Đông. Khinh kị có bọn Đào Lang, Trần Huy thống lĩnh. Đội quân cung nỏ hơn 1000 người do Lý Mộc Trang nắm giữ. Tượng binh Trường Châu có số lượng không đáng kể, song lực lượng pháo binh vô cùng đông đảo với hàng nghìn Cự thạch pháo lớn nhỏ. Hơn 500 Cự thạch pháo tại khu vực Thần Phù do Lê Xuân Vinh, Lã Quốc Tuấn, Lưu Kiền chỉ huy. Tổng cộng lực lượng phòng thủ có khoảng hơn 8000 tinh binh.

Sớm ngày 10 tháng 12, lực lượng thủy bộ Thiên Đức ở phía Tây Nam thủ phủ Trường Châu bắt đầu động binh. Mũi t·ấn c·ông thứ nhất lấy Trung đoàn Bộ binh Thái Bình của Dương Vũ Thư làm chủ công, có thêm gần một nghìn địa phương quân trang bị đao kiếm hỗ trợ, vượt sông Hát sang đất Kim Sơn, phía Tây Bắc khu vực cửa Thần Phù.

Tại Kim Sơn có quân của Trịnh Khang, Lưu Kiền. Công cuộc vượt sông của Trung đoàn Thái Bình ban đầu gặp khó khăn vì Lưu Kiền dùng Cự thạch pháo bắn phá quyết liệt lúc tiền quân vừa đổ bộ. Trịnh Khang dẫn gần một nghìn quân bản bộ đổ ra đánh rát. Trận đánh ác liệt diễn ra từ tờ mờ sáng đến cuối giờ Ngọ, một mũi tiên phong của Trung đoàn Thái Bình chiếm được trận địa pháo. Lưu Kiền tháo chạy. Trịnh Khang không còn yểm trợ cũng thu quân, chịu thiệt hại non nửa binh lực.

Cùng thời điểm ấy ở hướng Tây Nam cửa Thần Phù, mũi t·ấn c·ông thứ hai gồm Trung đoàn Thủy Đường, Lữ đoàn Thiết giáp Thiên Đức và Trung đoàn 6 Thần Ngư vượt sông Càn tiến lên hướng Đông Bắc t·ấn c·ông quân Trường Châu đồn trú tại ngã ba sông Càn và sông Nga Điền, cách cửa Thần Phù vài dặm về phía Nam.



Quân Trường Châu trấn giữ tại khu vực quanh cửa Thần Phù rất mạnh. Lực lượng pháo binh có hai cụm trận địa, cụm thứ nhất dưới quyền Lã Quốc Tuấn có gần 200 khẩu đặt ở hướng Đông Bắc bên kia sông Càn, tựa lưng vào dãy Ba Dội yểm trợ cho 1200 thủy quân Nguyễn Văn Tài với gần trăm chiến thuyền lớn nhỏ neo dọc hai bờ sông Càn.

Trần Huy chỉ huy 500 quân khinh kị là lực lượng cơ động trên chiến trường, đóng doanh bên cánh trái trung quân gần bờ sông Càn. Lực lượng cung nỏ của Lý Mộc Trang ở trung quân, phía trước bên tả có doanh của Đặng Đống, bên hữu có Đinh Bộ Đông, mỗi doanh 700 quân sĩ. Kế bên trại bộ binh, cung nỏ là trận địa pháo thuộc cụm pháo thứ hai dưới quyền Lê Xuân Vinh. Trong khi đó Lê Cát Bảo trú 2000 thủy quân tại hồ Đồng Thái trong dãy Ba Dội cách ngã ba sông Càn và dông Nga Điền hơn chục dặm về phía Đông, làm hậu bị.

Trong lúc Lăng Nhất Trụ và Ngô Kình Ngư tổ chức vượt sông vào đầu trống canh Năm thì Nguyễn Văn Tài t·ấn c·ông. Tiểu đoàn Thần Sấm, Trung đoàn Thần Ngư dưới quyền chỉ huy của Lan Ngư phủ dùng thần công và Song thủ pháo trên bờ tả ngạn sông Càn chặn đứng Nguyễn Văn Tài.

Trên bộ, Tiểu đoàn 167 của Triệu Xa vừa đổ bộ lên đất Nga Sơn bên bờ hữu ngạn sông Càn liền bị Đặng Đống, Đinh Bộ Đầu, Lê Xuân Vinh và Lý Mộc Trang đổ ra t·ấn c·ông từ mặt Bắc, Đông Bắc và Đông gây một số t·hương v·ong. Triệu Xa phải dùng Hoả pháo liên hoàn bắn lựu đạn tre gây nổ ngăn cản các cuộc tập kích. Tình hình chỉ bớt khó khăn khi Tiểu đoàn 168 và 169 đổ bộ thành công tạo lập thế chân kiềng bảo vệ bãi đổ bộ cho quân thiết giáp của Ngô Kình Ngư đưa trang thiết bị sang sông.

Lữ đoàn Thiết giáp Thiên Đức có 20 xe phóng tiễn tầm xa, 5 xe phóng hoả hổ tầm gần, 20 xe Thiết giáp che chắn cho bộ binh t·ấn c·ông và 5 Hoả pháo liên hoàn di động. Sau khi đưa được trang thiết bị lên bờ thành công, Ngô Kình Ngư dùng các xe phóng tiễn tầm xa kết hợp với hơn hai mươi Song thủ pháo của quân Thủy Đường tạm đẩy lui được đối phương.

Đầu giờ Thìn ngày 10 tháng Chạp, Lăng Nhất Trụ dùng Song thủ pháo bắn dọn đường, Ngô Kình Ngư đưa quân th·iếp giáp đi bên sườn trái che chắn cho lực lượng bộ binh. Dưới sông Càn là đội hình của Trung đoàn 6 Thần Ngư.

Cuối giờ Tỵ, đầu giờ Ngọ, Nguyễn Văn Tài dàn thuỷ quân chặn Trung đoàn 6 trên sông Càn, đấu pháo chưa được bao lâu thì thua chạy, Cao Lịch không cho quân truy kích, thay vào đó yêu cầu ba quân giữ vững đội hình. Nguyễn Văn Tài lại cho thủy quân khiêu chiến thêm một lần nữa song không đạt được ý đồ dụ Cao Lịch đuổi theo.

Giữa giờ Ngọ, cánh quân trên bộ của Lăng Nhất Trụ và Ngô Kình Ngư chạm trán với quân Trường Châu mai phục bên bờ hữu ngạn sông Càn tại cánh đồng Nga Phú, cách bản doanh quân Trường Châu hơn mười dặm về phía Tây. Lê Xuân Vinh với hơn một trăm Cự thạch pháo đặt trên các gò đất, có công sự che chắn khiến Lăng Nhất Trụ, Ngô Kình Ngư gặp khó khăn. Dưới sông Càn, ỷ có Cự thạch pháo trên bờ yểm trợ, bấy giờ Nguyễn Văn Tài mới dốc toàn lực t·ấn c·ông tiền quân Trung đoàn 6 Thần Ngư. Cùng lúc này Trần Huy chỉ huy quân khinh kị phối hợp với quân cung nỏ của Lý Mộc Trang tổ chức t·ấn c·ông vào bên sườn trái đội hình của Lăng Nhất Trụ. Ngô Kình Ngư dùng xe phóng tiễn tầm xa và hoả pháo tầm gần chặn được Trần Huy.

Do trận địa pháo của Lê Xuân Vinh có che chắn nên thần công của Lan Ngư phủ không phát huy nhiều tác dụng, buộc phải chuyển hướng tập trung bắn phá các thuyền chiến cỡ nhỏ của Nguyễn Văn Tài yểm trợ cho Tiểu đoàn thủy Đằng Châu giáp chiến. Cuộc thủy chiến trên sông Càn diễn ra trong khoảng một tuần hương, Nguyễn Văn Tài thu binh vì hơn hai mươi thuyền bị cháy, hàng chục chiếc khác tả tơi. Trung đoàn 6 bị chìm 3 thuyền, vài chiếc khác hư hại do trúng phải đạn đá trên bờ.

Quãng giờ Thân, bọn Đặng Đống, Đinh Bộ Đầu, Lý Mộc Trang và Trần Huy có thêm vài mươi khẩu Cự thạch pháo của Lã Quốc Tuấn hỗ trợ đã tổ chức t·ấn c·ông vào cánh quân bộ của Lăng Nhất Trụ. Khác biệt trong cuộc t·ấn c·ông này nằm ở chỗ quân Trường Châu huy động khoảng năm trăm dân binh cầm khiên gỗ phủ rơm trộn bùn ẩm đi trước đội hình cung nỏ của Lý Mộc Trang. Trong khi đó Trần Huy dẫn toán khinh kị đánh tràn vào đội hình Tiểu đoàn 169 của Triệu Tử Thạch bất chấp t·hương v·ong. Do hai bên cận chiến, Ngô Kình Ngư không thể sử dụng hoả lực chi viện. Trước tình đó Đàm Thuận Hy đưa một đại đội thuộc Tiểu đoàn Kình Ngư trang bị súng hoả mai lên bờ trợ chiến. Trần Huy thua chạy cùng hơn hai trăm khinh kị vào lúc chiều muộn. Các mũi t·ấn c·ông còn lại của quân Trường Châu không thu được kết quả nào khả dĩ, buộc phải để lại một vài toán binh, đại bộ phận rút về sau các trận địa pháo.

Trời tối, Cao Lịch đồng ý cho Lan Ngư phủ đem một đại đội thủy pháo lên bờ nhằm đánh bật trận địa của Lê Xuân Vinh. Ngay trong đêm, Lan Ngư phủ tập trung 10 khẩu thần công thuộc quyền, phối hợp với Song thủ pháo của Lăng Nhất Trụ dồn hoả lực t·ấn c·ông từng khẩu đội Cự thạch pháo bố trí trên các gò. Hoả lực bắn thẳng kết hợp với đạn đá đánh tan hơn ba mươi Cự thạch pháo của Lê Xuân Vinh sau nửa canh giờ. Lăng Nhất Trụ đưa Song thủ pháo thế vào chỗ quân Lê Xuân Vinh vừa rút, dùng đạn đối phương bỏ lại t·ấn c·ông các khẩu đội xung quanh. Trời sáng rõ, Lê Xuân Vinh chỉ còn phân nửa số Cự thạch pháo, đành phải rút lui về bản doanh. Bấy giờ Lăng Nhất Trụ mới tung toàn bộ quân Thủy Đường truy kích các đội chặn hậu của Đặng Đống, Đinh Bộ Đông và Lý Mộc Trang. Đàm Thuận Hy điều hai đại đội hoả mai hỗ trợ hoả lực. Cuộc truy kích chấm dứt vào buổi trưa khi Triệu Xa cách doanh tiền phương của quân Trường Châu hai tầm tiễn. Lăng Nhất Trụ, Ngô Kình Ngư và Cao Lịch bày trận thủy bộ trong khi Nguyễn Văn Tài có thêm viện quân của Lê Cát Bảo.

Sau hai ngày chiến trận, quân Thiên Đức nhận hơn ba trăm t·hương v·ong. Bên đối diện, gần một nghìn binh sĩ của Nguyễn Văn Tài và các bộ tướng mất sức chiến đâu, chủ yếu là bộ binh và khinh kị.